Nên mua Main gì cho máy tính?
Mainboard là một bản mạch chủ, nó có thể coi là nền tảng của toàn bộ hệ thống máy tính. Mainboard có nhiệm vụ cung cấp và phân phối dòng điện cho các linh kiện khác trong bộ máy tính. Ngoài ra bản mạch Mainboard còn giúp các linh kiện khác liên kết và đồng bộ dữ liệu với nhau.
Có rất nhiều nhà sản xuất mainboard trên thị trường ngày nay như là Gigabyte, Asus, MSI, Asrock, HP, ... Chính vì vậy, các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để quyết định mua một chiếc main nào cho bộ máy tính của mình. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên các bạn nên mua main máy tính của các hãng sản xuất có độ uy tín cao như Giagabyte hoặc Asus.
![]() |
Các loại mainboard máy tính |
Để lựa chọn cho mình một chiếc mainboard phù hợp thì các bạn cần phải nắm những thông tin về Chipset và Socket cũng như kích thước main. Và sau đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích về những thông số này để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
SOCKET trên Mainboard
Trước khi quyết định lựa chọn chiếc main để lắp cho bộ máy tính của mình, bạn cần quan tâm đến chuẩn Socket của chiếc main đó. Bạn phải xem main đó có socket chuẩn gì, hiện nay có những chuẩn socket thông dụng như 1150, 1151, 1156, 2011, ...
Tại sao lại phải quan tâm đến Socket của main? Bởi vì nếu bạn chọn chuẩn Socket của main không đồng bộ được với chuẩn Socket của CPU thì CPU sẽ không lắp vào được chiếc main đó. Đối với CPU của Intel thì họ thường thay đổi chuẩn Socket thông qua các thế hệ CPU khác nhau.
![]() |
Chuẩn Socket CPU của Intel |
Có một điều đặc biệt là ở CPU của Intel đó là ở dòng Socket 1151 nó được chia làm 2 loại khác nhau (phiên bản V1 và V2). Về hình thức cấu trúc bề ngoài nó hoàn toàn giống nhau, nhưng khi lắp CPU không theo chuẩn V1 hoặc V2 thì sẽ không chạy được. Ví dụ: bạn lắp một chiếc CPU thế hệ 8 lên chiếc main Gigabte H110 có chuẩn Socket 1151V1 thì máy tính sẽ không hoạt động được.
Còn đối với chuẩn Socket của dòng CPU do AMD sản xuất thì có vẻ người tiêu dùng sẽ không cần phải quan tâm nhiều lắm. Bời vì hiện nay hầu hết các sản phẩm CPU do AMD sản xuất như Ryzen V1 và Ryzen V2 đều có chung dòng Socket là AM4. Và AMD cũng đã công bố dòng Socket này sẽ được sử dụng chí ít là đến hết năm 2020.
CHIPSET trên Mainboard
Chipset có thể hiểu đơn giản là tập hợp nhiều con Chíp trên một bo mạch chủ (mainboard). Chipset có chức năng truyền tải dữ liệu giữa các linh liện khác với mainboard. Ngoài ra Chipset còn có một chức năng để quyết định cho việc nâng cấp như ép xung, nâng Ram, ... Chính vì vậy Chipset là thành phần rất quan trọng trên chiếc Mainboard.
Một chuẩn Socket sẽ có rất nhiều loại chipset khác nhau. Thông thường các nhà sản xuất CPU sẽ sản xuất nền tảng Chipset trước và sau đó mới chuyển qua cho các nhà sản xuất main để sản xuất ra một chiếc mainboard hoàn chỉnh.
Thông thường tên của một chiếc mainboard sẽ được đặt tên theo tên của Chipset. Chẳng hạn như main dùng CPU Intel: Main H310 thì chipset là H310, main B360 thì chipset là B360. Hay main dùng CPU của AMD: Main A320 thì chipset là A320, main X470 thì chipset là X470, ...
Vậy chúng ta sẽ mua loại main có Chipset nào? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của các bạn. Những dòng chipset đời cao đồng nghĩa với CPU phải đời cao. Do đó chi phí bỏ ra sẽ bị đẩy cao lên. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn nên chọn những chiếc main có Chipset đời cao để có được những tính năng ưu việt từ nhà sản xuất.
Kích cỡ của Mainboard
Khi chọn mua một chiếc mainboard, nếu bạn mua một chiếc main có kích thước lớn thì đồng nghĩa bạn phải mua chiếc vỏ case lớn và ngược lại. Hiện nay trên thị trường có một số loại kích cỡ mainboard theo các tiêu chuẩn sau như: Standard ATX, Micro ATX, Mini ITX, Nano ITX và Pico ITX. Bạn có thể xem cụ thể ở hình bên dưới.
![]() |
Các chuẩn kích cỡ của Mainboard |
Mainboard có kích cỡ lớn: Với những chiếc main như thế này sẽ có nhiều tính năng ưu việt hơn cho người dùng như: nó sẽ có nhiều khe cắm Ram hơn, nhiều khe cắm VGA hơn, nhiều khe PCI hơn, nhiều cổng USB hơn, tích hợp nhiều cổng với các chuẩn khác nhau (DVI, HDMI, ...). Tuy nhiên nó lại có một nhược điểm đó là phải lắp vào một chiếc vỏ Case lớn, và điều này sẽ là bất lợi với những bạn có không gian rất hẹp để đặt chiếc máy tính của mình.
Mainboard có kích cỡ nhỏ: Với những chiếc main như này thì sẽ chỉ cần lắp vào những chiếc vỏ Case nhỏ và chiếc nguồn nhỏ. Vì thế nó có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên ở những chiếc main này sẽ bị giới hạn số cổng giao tiếp như rất ít cổng USB, cổng ra màn hình thì chỉ được tích hợp một chuẩn (hoặc HDMI, hoặc VGA, hoặc DVI).
Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc