Hướng dẫn chọn vỏ Case máy tính để bàn phù hợp

 Vỏ máy tính là một bộ phận cần có trong một bộ máy tính để bàn cá nhân. Nó là một "bộ khung" có chức năng gắn kết các linh kiện máy tính lại với nhau. Có rất nhiều loại vỏ case máy tính để bàn, mỗi loại đều có những kiểu dáng, cấu tạo khác nhau. Những loại vỏ case máy tính phổ thông thì chỉ đơn thuần được làm bằng những chất liệu có giá thành rẻ, còn những loại vỏ case máy tính cao cấp thường được làm bằng chất liệu cao cấp có độ bền cao và thường được tích hợp thêm quạt tản nhiệt và đèn led trang trí.
 Vậy một bộ máy tính để bàn có nhất thiết bắt buộc phải có vỏ Case máy tính không? Câu trả lời của chúng tôi là KHÔNG. Bởi vì, nếu không có vỏ case máy tính thì máy tính vẫn chạy được. Tuy nhiên, các linh kiện máy tính sẽ rời rạc, không được cố định. Chính vì thế mà độ bền và an toàn trong quá trình sử dụng là không cao. Do đó, chúng tôi khuyên các bạn hãy nên trang bị cho máy tính của mình một chiếc vỏ case để đảm bảo trong quá trình sử dụng sẽ luôn được tốt nhất và máy tính sẽ đẹp hơn, gọn gàng hơn khi được lắp ghép vào một chiếc vỏ case sang trọng.
 Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại vỏ case máy tính để bàn được sản xuất bởi các hãng như: Corsair, Aorus, NZXT, Sama, Coolermaster, ... 
Các loại vỏ Case máy tính để bàn
Các loại vỏ Case máy tính để bàn
 Về cấu tạo của một chiếc vỏ Case máy tính: Ở khu vực trung tâm là nơi để chúng ta lắp đặt chiếc mainboard vào, và trên mainboard sẽ là CPU, Ram, VGA, Quạt tản nhiệt, ... Ở khu vực trên cùng hoặc dưới cùng sẽ là khu vực để chúng ta lắp đặt bộ Nguồn máy tính. Ở trên thành nóc hoặc thành mặt trước, sau là khu vực để đặt quạt gió tản nhiệt. Mạn sườn bên phải thường là nơi để chúng ta lắp ổ cứng cho máy tính. Ngoài ra, trên một chiếc vỏ máy tính còn có các đầu dây được cắm trực tiếp trên mainboard nhằm kết nối với các cổng USB, công tắc bật, công tắc khởi động lại máy tính, jack cắm tai nghe, jack cắm micro, ... được tích hợp sẵn trên vỏ case.
 Về kích thước vỏ case máy tính: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vỏ case máy tính để bàn với nhiều chuẩn khác nhau từ nhỏ đến lớn.
Kích thước các loại vỏ case
Kích thước các loại vỏ case
 Đa phần trên thị trường máy tính tại Việt Nam ở thời điểm này đều sử dụng loại vỏ Case MID TOWER có kích thước chiều cao, chiều rộng, chiều dài lần lượt là 18 inch x 7.5 inch x 19 inch. Các bạn chú ý, phải lựa chọn kích cỡ vỏ case tương đồng với diện tích của chiếc mainboard. Nếu bạn chọn những chiếc vỏ case nhỏ quá đồng nghĩa với không gian bên trong sẽ rất hẹp. Ví dụ, bạn lắp một chiếc main Workstation có kích thước lớn thì bạn cần phải chọn một chiếc vỏ to một chút.
Nên chọn chiếc vỏ case máy tính như nào cho phù hợp?
 Để lựa chọn một chiếc vỏ case máy tính phù hợp, bạn đáp ứng đủ các yếu tố dưới đây:
- Về thiết kế: Lựa chọn loại vỏ Case có thiết kế đẹp theo ý thích của mình.
- Về tài chính: Lựa chọn loai vỏ Case có giá thành phù hợp với túi tiền của bạn.
- Về kỹ thuật: Chọn loại vỏ có không gian phù hợp để lắp đặt chiếc mainboard sao cho vừa vặn, đẹp mắt. Ngoài ra, nếu bạn lắp tản nhiệt nước All in one thì cần phải quan tâm đến thông số kỹ thuật chiều dài và chiều rộng của két nước. Mặt khác một số tản nhiệt khí có chiều cao rất lớn, do vậy bạn cũng cần quan tâm đến yếu tố này.
Các loại vỏ case có chất liệu, độ bền khác nhau
 Hiện nay, ngoài phần khung xương bằng thép pha kim loại ra thì vỏ case máy tính có 3 loại chính như sau: Vỏ ngoài được làm bằng kính, vỏ ngoài được làm bằng nhựa, vỏ ngoài được làm bằng kim loại.
Vỏ case máy tính để bàn
Vỏ case máy tính để bàn
 Vỏ case được làm bằng kính có tính thẩm mỹ cao, rất đẹp nhưng lại có giá thành cao. Vỏ case được làm bằng nhựa có giá thành rẻ hơn, cách điện tốt hơn, nhẹ hơn nhưng bộ bền sẽ kém hơn rất nhiều. Đặc biệt nếu bạn dùng vỏ nhựa chất lượng kém trong một thời gian dài, nhiệt lượng từ máy tính phát ra có thể làm vỏ nhựa bị biến dạng, nhìn rất xấu. Còn về vỏ ngoài máy tính bằng kim loại, hình thức theo chúng tôi là đơn giản nhưng cũng không kém phần sang trọng, nó có độ bền là cao nhất. Nhưng ngược lại, vỏ ngoài bằng kim loại mà không được sơn tĩnh điện "xịn" thì sẽ có một nhược điểm là sẽ bị rò điện dẫn đến hiện tượng giật điện cho người sử dụng.


Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc