Công nghệ Nano áp dụng trong máy tính không?
Chắc chắn bạn đã nghe nhiều về cụm từ "công nghệ Nano". Nào là công nghệ nano trong tủ lạnh, công nghệ nano trong sơn, công nghệ nano trong quần áo, công nghệ nano trong thẻ nhớ, công nghệ nano trong máy tính, công nghệ nano trong máy lọc nước, ... Rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống được áp dụng công nghệ nano. Vậy công nghệ nano là gì? Tại sao với công nghệ nano mà người ta có thể sản xuất ra những con chíp máy tính siêu việt đến thế? Để giúp các bạn dễ dàng có câu trả lời chúng tôi sẽ giải thích rõ về công nghệ nano trong bài viết này, rất ngắn gọn và dễ hiểu thôi, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Áp dụng công nghệ nano để sản xuất CPU (chíp máy tính) |
Công nghệ Nano là gì?
Chúng ta có các đơn vị đo độ dài gồm: Kilômét, Héctômét, Đề ca mét, Mét, Đêximét, Xentimét, Milimét, Micrômét, Nanômét, Picômét, Femtomet. Và 1 m = 1.000 mm; 1 mm = 1.000 um; 1 um = 1.000 nm. Như vậy 1 mét sẽ tương ứng với 1 tỷ Nanômét. Dưới Nanômét còn có Picômét và Femtomet.
Khi con người nghiên cứu những thứ siêu nhỏ chỉ từ 1 đến 100 nm để áp dụng vào công nghệ thì người ta gọi đó là công nghệ Nano.
Ví dụ, các con chíp máy tính hay điện thoại thông minh chứa các bóng bán dẫn có kích thước chỉ khoảng 7 nm, như vậy các con chíp đó đã được chế tạo dựa trên công nghệ Nano. Tóm lại, công nghệ Nano là công nghệ mà có liên quan đến những đơn vị siêu nhỏ, chỉ vài Nanômét.
Công nghệ Nano có gì đặc biệt?
# 1: Tính chất lượng tử: Bình thường thì các đồ vật được cấu tạo bởi hàng tỷ tỷ các nguyên tử và do vậy nên tính chất của nguyên tử sẽ bị trung hoà. Tuy nhiên, khi vật chất đạt tới một kích thước cực nhỏ (khoảng vài Nanomet) thì có lại có tính chất tương tự như một nguyên tử, và có thể coi nó là một nguyên tử khổng lồ. Và người ta gọi đó là tính chất lượng tử.
# 2: Hiệu ứng bề mặt: Khi vật càng nhỏ thì số lượng nguyên tử ở bề mặt càng nhiều so với tổng số nguyên tử (giống như kiểu, trong phòng ít người thì ai cũng có thể thò mặt ra ngoài cửa sổ, nhưng nếu trong phòng quá đông người thì chỉ vài người nhìn được thấy ánh sáng). Khi tỷ lệ nguyên tử ở bên ngoài nhiều lên thì tính chất của các hạt đó cũng thay đổi khác hẳn so với bình thường.
Hiệu ứng bề mặt trên công nghệ Nano |
# 4: Kích thước siêu nhỏ: Ngoài ra thì bản thân các hạt kích thước nhỏ của vật liệu nano cũng là một ưu điểm. Ví dụ, cũng là một cái bóng bán dẫn xử lý được một phép tính, nhưng nếu kích thước của bóng bán dẫn siêu nhỏ thì người ta có thể nhét được hàng tỷ bóng bán dẫn trong một con chíp máy tính. Như vậy con chíp máy tính sẽ xử lý được nhiều chức năng hơn.
Ứng dụng công nghệ Nano vào cuộc sống
Với những ưu điểm trên của công nghệ nano, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng mang đến vô vàn lợi ích cho con người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các ứng dụng của công nghệ nano tiếp nhé.
# 1: Thiết bị nhỏ: Người ta đã áp dụng đặc điểm này trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như trong ngành Y học, các nhà khoa học đã dùng các hạt nano vàng để len lỏi vào các khối u, sau đó tăng nhiệt độ bằng cách chiếu tia laser để tiêu diệt khối u đó. Hoặc là, các nhà khoa học cũng nghiên cứu để chế tạo một con robot có kích thước bé hơn cả tiểu bào hồng cầu để đưa thuốc điều trị đến vị trí cần thiết (thuốc "tự nhiên" không chui vào được).
# 2: Ứng dụng của hiệu ứng bề mặt: Nếu bạn đã nghe về công nghệ nano thì chắc chắn bạn sẽ không thể quên một ứng dụng cực kỳ quan trọng, đó là "diệt khuẩn - khử mùi". Dù là trong máy lọc nước, trong tủ lạnh hay quần áo chống mùi thì đều có nguyên lý chung. Đó là các hạt nano (hạt nano bạc), những hạt nano này sẽ đi vào sâu trong tế bào, dựa vào hiệu ứng bề mặt các hạt nano bạc này sẽ ngăn chặn sự hô hấp của các loại vi khuẩn, đồng thời nó gây ảnh hưởng và làm DNA của vi khuẩn không thể tự sao chép được. Khi vi khuẩn bị tiêu diệt thì đồ ăn, quần áo của chúng ta sẽ sạch hơn và không có mùi.
# 3: Ứng dụng dựa theo tự nhiên: Ví dụ khi quan sát lá sen, người ta thấy trên bề mặt của nó có rất nhiều sợi lông nhỏ làm những giọt nước không thể bám vào bề mặt. Dựa vào tính chất này, người ta đã nghiên cứu để chế tạo ra các loại vải chống nước, các loại sơn không bám dính.
Và còn rất nhiều ứng dụng của công nghệ nano khác nữa đã được triển khai, chắc chắn trong tương lai công nghệ nano sẽ cực kỳ phát triển và được sử dụng rộng dãi. Có thể sau này chúng ta sẽ được mặc những bộ quần áo không bám bụi, không bẩn, không có mùi hôi, không thấm nước và đặc biệt là chẳng cần phải giặt. Thật là tuyệt vời phải không các bạn.
Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc