Mạng 5G là gì? Giải thích rõ nhất về mạng 5G
Gần đây đã có rất nhiều bàn luận về mạng 5G, nhất là khi Viettel - Tập đoàn viễn thông quân đội lớn nhất Việt Nam vừa công bố đã làm chủ được công nghệ này và sẽ sớm triển khai trên toàn quốc. Nhiều bài báo đưa tin, công nghệ 5G này sẽ tạo ra sự đột phá lớn trong ngành viễn thông nói riêng và công nghệ nói chung. Liệu có đúng như vậy không? Mạng 5G là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mạng 5G được triển khai tại Việt Nam |
Tên gọi 5G nó không nói lên điều gì đặc biệt cả. Nó chỉ đơn giản là "thứ tự" các công nghệ mạng không dây theo thời gian. Trước 5G chúng ta có 4G, trước 4G có 3G, trước 3G có 2G và trước 2G là 1G. Khi phát minh ra 1G, lần đầu tiên được áp dụng tại Nhật Bản vào năm 1979, người ta chỉ có thể dùng để gọi điện không dây.
Đến khi công nghệ 2G được phát minh vào năm 1992 tại Phần Lan, người ta có thể sử dụng để gọi điện không dây và gửi thêm tin nhắn bằng văn bản SMS.
Sau 9 năm, vào năm 2001, công nghệ 3G đã được ra đời. Đây là sự thay đổi mang tính "lịch sử" trong lĩnh vực truyền thông. Bởi vì, với 3G ngoài việc gọi điện hay nhắn tin thì nó còn cho phép chúng ta truy cập internet không dây với tốc độ cao. Nó cho phép chúng ta gửi email, hình ảnh, tài liệu, video, ... bằng công nghệ không dây với tốc độ khá tốt (khoảng 1 đến 8 Mbps mỗi giây). Các bạn lưu ý Mbps sẽ khác Kbps, ví dụ người ta ghi tốc độ mạng là 1,6 Mbps/giây nhưng khi bạn Download thì chỉ được tầm 200 Kbps/giây. Đó là bởi vì 1 Byte = 8 Bit, nên 200 Kbps = 1600 Kbps = 1,6 Mbps.
Tiếp theo là công nghệ mạng 4G được áp dụng lần đầu vào năm 2009, về tính năng 4G tương tự như 3G (gọi điện, nhắn tin, truy cập internet). Nhưng về tốc độ truy cập, mạng 4G nhanh gấp khoảng 3 lần mạng 3G. Tức là 15 Mbps/giây, với tốc độ này chúng ta hoàn toàn có thể xem video Full HD mà không bị giật lag.
Cho đến ngày nay (2020) thì 5G đã xuất hiện tại Việt Nam chúng ta. Khác hẳn với 4G, 5G sẽ tạo ra một sự đột phá lớn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tốc độ của 5G có thể gấp tới 100 lần so với 4G. Tuy nhiên điều đó thì chưa được kiểm chứng trong thực tế khi nó được phổ biến đại trà. Tới thời điểm hiện tại, chưa có nhiều nơi áp dụng công nghệ 5G vào đời sống. Một số nơi đã tiến hành thử nghiệm công nghệ 5G này nhưng về tốc độ thì cũng không được như kỳ vọng mong muốn.
Ngoài ra, mạng 5G có độ "Delay" cực kỳ thấp, nó nhanh hơn tới 50 lần so với 4G. Vậy Delay là gì? Nó chính là tốc độ phản hồi, bạn hình dung như sau cho dễ hiểu, nếu bạn dùng 4G để phát trực tiếp thì khoảng 5 giây sau người xem mới nhận được tín hiệu, nhưng với 5G thì độ trễ gần như không có, bạn phát trực tiếp bằng 5G người xem sẽ bắt được tín hiệu luôn và ngay.
Khác hẳn với 3G và 4G, 5G có tần số hoạt động rất cao lên tới gần 30 GHz, gấp hàng chục lần so với mạng 3G và 4G. Tuy nhiên, tần số cao thì lại tỷ lệ nghịch với bước sóng. Do đó bước sóng của 5G rất ngắn nên khả năng "xuyên tường" rất kém. Chính vì vậy, muốn áp dụng được công nghệ 5G rộng rãi thì các nhà mạng phải lắp cực kỳ nhiều đầu thu phát.
Mặt khác 5G có thể đáp ứng được nhiều thiết bị kết nối cùng lúc hơn so với mạng 4G hay 3G. Chẳng hạn với mạng 4G thì chỉ đáp ứng khoảng 2.000 thiết bị mỗi kilomet vuông, nhưng với mạng 5G thì mỗi kilimet vuông sẽ đáp ứng được lên tới 1.000.000 thiết bị.
Với những ưu điểm của công nghệ mạng 5G như trên thì tiềm năng ứng dụng vào đời sống của con người là rất lớn. Khi mà độ trễ (Delay) gần như bằng 0 thì người ta có thể nghĩ đến việc áp dụng công nghệ này trong Y học để phẫu thuật bằng robot điều khiển từ xa, hệ thống nhà thông minh, lái xe tự hành, camera giám sát đường phố, ...
Công nghệ 5G rất hữu dụng với cuộc sống |
Ngoài ra cũng có những ý tưởng để áp dụng công nghệ 5G vào cuộc sống, chẳng hạn như người ta sẽ đưa các phần mềm có dung lượng nặng lên máy chủ, lúc đó máy tính cá nhân cấu hình yếu hay mạnh không còn quan trọng nữa. Bởi vì, bạn sẽ làm việc với phần mềm trực tuyến trên máy chủ với khả năng xử lý cực nhanh. Máy tính cá nhân của bạn chỉ dùng để tải lên hay tải xuống dữ liệu mà thôi.
Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc