Nên mua tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí cho CPU?

 Yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng trong một chiếc máy tính, nếu một chiếc máy tính có hệ thống tản nhiệt tốt thì sẽ hoạt động ổn định và có hiệu năng tốt nhất và ngược lại. Ở bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích về các loại tản nhiệt của máy tính nhằm giúp cho các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất trước khi quyết định lựa chọn hệ thống tản nhiệt cho chiếc máy tính của mình.
 Trong một Case máy tính thì có tản nhiệt CPU, tản nhiệt VGA, tản nhiệt cho bộ case máy tính. Hiện nay trên thị trường có 2 loại tản nhiệt chính đó là: tản nhiệt khí và tản nhiệt nước. Có rất nhiều hãng sản xuất ra những sản phẩm này, nổi bật phải kể đến các tên tuổi như: NZTX, Thermaltake, Deepcool, Cooler master, Corsair, ...
Các thương hiệu tản nhiệt nổi tiếng
Các thương hiệu tản nhiệt nổi tiếng
 Chính vì có nhiều nhà sản xuất nên tản nhiệt cũng có rất nhiều mẫu mã kèm theo tính năng đa dạng giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Và sau đây chúng tôi sẽ phân tích các loại tản nhiệt dành cho máy tính một cách chi tiết nhất.
TẢN NHIỆT KHÍ CHO CPU
 Quạt tản nhiệt khí thông dụng và phổ biến nhất thị trường ngày nay đó là loại tản nhiệt Stock của Intel và AMD. Thông thường những chiếc tản nhiệt này luôn được các nhà sản xuất tặng kèm khi bạn mua CPU. Tuy nhiên nó chỉ đi kèm với những sản phẩm thông dụng, còn đối với những dòng CPU cao cấp như dòng chíp K hay Xeon của Intel thì không kèm theo loại quạt này. Bởi vì đây là những dòng CPU có mức tỏa nhiệt ra rất là cao và những chiếc quạt chíp Stock sẽ không thể đáp ứng được. Chính vì thế với những dòng CPU cao cấp này bạn phải trang bị cho nó một tản nhiệt khí khác với hiệu năng cao hơn, ví dụ một loại tản nhiệt như hình bên dưới.
Tản nhiệt khí cho CPU
Tản nhiệt khí cho CPU
 Thành phần cấu tạo của tản nhiệt khí bao gồm nhiều lá nhôm được xếp chồng lên nhau và các ống đồng xen kẽ. Các ống đồng trong tản nhiệt khí là ống đồng rỗng, bên trong lõi của nó được trang bị các chất dẫn nhiệt. Chính vì thế nguyên lý hoạt động của tản nhiệt khí cũng rất đơn giản, đó là khi CPU tỏa ra nhiệt, hơi nóng sẽ thoát ra vào phần tiếp xúc với đế tản nhiệt và truyền vào các ống đồng, từ đó khí nóng sẽ được đẩy ra ngoài.
 Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên mua tản nhiệt khí cho CPU hay không? Thực ra, tản nhiệt khí có ưu điểm là giá thành rẻ, độ bền cao và rất dễ dàng thay thế khi gặp sự cố. Tuy nhiên về tính thẩm mỹ nó còn một số hạn chế nhất định, và không được "sang chảnh" như tản nhiệt nước.
TẢN NHIỆT NƯỚC CHO CPU
 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tản nhiệt nước cho CPU. Tuy nhiên trong bài phân tích này chính tôi sẽ chỉ phân tích về tản nhiệt nước ALL IN ONE. Đây là loại tản nhiệt nước rất phổ biết và bán chạy trên thị trường Việt Nam thời gian qua.
Tản nhiệt nước All in one
Tản nhiệt nước All in one
 Tản nước All in one bao gồm phần tiếp xúc với CPU và phần két nước. Hai phần này được liên kết với nhau bởi ống dẫn nước. Phần tiếp xúc với CPU (cục hình tròn trong hình bên trên) chính là máy bơm nước và Block tản nhiệt.
 Về nguyên lý hoạt động của tản nhiệt như sau: Khi CPU chạy, nó sẽ tỏa ra nhiệt nóng. Khí nóng truyền lên bề mặt tiếp xúc của tản nước với CPU và được truyền vào nước. Lúc này máy bơm sẽ bơm nước liên tục theo một vòng tròn và chỗ nước có khí nóng sẽ được bơm lên két nước (phần nhựa màu đen hình bên trên) để làm mát.
 Về giá thành của tản nhiệt nước All in one thì đắt hơn tản nhiệt khí ít nhất là gấp 2 hoặc 3 lần. Ví dụ với tản nhiệt Castle 240 RGB có giá trên thị trường hiện nay khoảng 1 triệu 200 nghìn đồng.
 Vậy chúng ta có nên mua tản nhiệt nước all in one cho máy tính không? Và nếu mua thì chúng ta cần chú ý những gì? Chúng tôi khuyên các bạn nếu có điều kiện thì nên trang bị cho máy tính của mình một bộ tản nhiệt nước All in one và đi kèm với nó một bộ vỏ case có kính cường lực. Xét về góc độ hiệu năng thì tản nhiệt nước và tản nhiệt khí là như nhau. Còn xét về tính thẩm mỹ thì tản nhiệt nước đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên trước khi chọn mua bộ tản nhiệt nước All in one bạn cần quan tâm đến giá thành sản phẩm, kích cỡ của Rad (két nước) xem có phù hợp với vỏ case máy tính hay không.


Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc