Bios máy tính là gì? Cách vào Bios

 Bios là hệ thống đầu vào, đầu ra cơ bản của máy tính, Bios là tên viết tắt của cụm từ Basic Input Output System. Về bản chất, bios là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chiếc Firmwave nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính.
 Bios có nhiệm vụ kiểm soát các chức năng cơ bản của máy tính mà chúng ta ít khi để ý tới, ví dụ như là kết nối và chạy các trình điều khiển cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, usb). Bios còn đọc thứ tự các ổ đĩa cứng để khởi động trong hệ điều hành. Nói tóm lại, khi máy tính khởi động, nhiệm vụ của bios là đánh thức từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện nào có hoạt động hay không, sau khi hoàn tất nó sẽ chuyển cho hệ điều hành kiểm soát các phần cứng đó. Như vậy chúng ta có thể thấy, bios chính là trung tâm xử lý các sự cố của máy tính khi mà máy tính chưa vào hệ điều hành.
 Ngoài việc quản lý phần cứng ra, bios còn có nhiệm vụ thay đổi thứ tự khởi động, theo dõi nhiệt độ của CPU, theo dõi tốc độ quạt tản nhiệt, hỗ trợ ép xung. Mặt khác, Bios còn cho phép chúng ta sửa lỗi khi hệ thống gặp sự cố bằng cách thông báo ra những tiếng "bíp" trực tiếp từ trên mainboard. Nó phát ra một hệ thống tiếng bíp khác nhau, bíp 3 tiếng, bíp 6 tiếng, ... (có trong tài liệu hướng dẫn đi kèm mainboard để chúng ta phát hiện ra máy tính bị lỗi ở linh kiện nào). Ví dụ, máy tính của bạn bị lỗi Ram thì nó sẽ phát ra một tiếng bíp liên tục khi mở máy lên.
Giao diện Bios của mainboard Gigabyte Z370
Giao diện Bios của mainboard Gigabyte Z370
Cách vào Bios
 Khi bật máy tính lên, để vào bên trong giao diện chính của Bios bàn cần phải bấm phím tắt liên tục. Tuy nhiên, mỗi một hãng sản xuất mainboard đều có quy ước riêng cho mình, cho nên cách vào Bios ở mỗi máy tính đa phần là không giống nhau cho từng hãng. Ví dụ, ở Mainboard Gigabyte thì bấm phím Delete để vào bios, nhưng ở dòng mainboard Intel bạn lại phải bấm F2.
 Để biết được phím tắt vào bios các dòng máy tính laptop, máy tính để bàn, bạn hãy xem bài viết này của chúng tôi: Phím vào Bios, Cách chọn Boot khởi động
Bios UEFI khác biệt gì so với Bios Legacy
 Vào khoảng 2012 trở về trước, khái niệm UEFI trong Bios còn khá mơ hồ đối với người dùng máy tính. Bởi vì, những phiên bản Bios có trong những dòng mainboard thời bấy giờ đa phần là chưa có hỗ trợ cho chuẩn UEFI. UEFI là chuẩn giao tiếp mới, được tích hợp trên những dòng mainboard hiện nay để hỗ trợ chạy ổ cứng định dạng GPT.
 Bios UEFI được tích hợp thêm nhiều công nghệ mới, hỗ trợ tốt định dạng ổ cứng ở 2 chuẩn GPT và MBR. Còn Bios đời cũ thì hầu như chỉ hỗ trợ duy nhất chuẩn Legacy mà thôi, điều này rất bất cập. Bởi vì, nếu theo chuẩn Legacy thì máy tính chỉ nhận ổ cứng dưới định dạng MBR, đồng nghĩa là nó chỉ hỗ trợ nhận ổ cứng tối đa có dung lượng là 2 Tb (2.000 Gb). Điều này gây lên một trở ngại không hề nhỏ cho những bạn nào sử dụng máy tính có nhu cầu sử dụng ổ cứng với dung lượng lớn hơn.


Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc