Bàn phím cơ có gì khác với phím thường?

 Khoảng thời gian từ khi chiếc bàn phím cơ đầu tiên được ra mắt cho đến thời điểm hiện tại là gần 50 năm rồi các bạn ạ. Ngày xưa, bàn phím cơ được sản xuất ra nhằm mục đích  là công cụ nhập liệu để hỗ trợ cho máy tính mà thôi, nó giúp cho người sử dụng có một cảm giác tốt hơn, liền mạch hơn và có cảm xúc hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nếu như nhìn vào thị trường thì bàn phím cơ có giá trị từ thấp đến rất cao (từ vài trăm nghìn đến cả chục triệu đồng). Vậy bàn phím cơ là gì? Tại sao chúng ta sử dụng bàn phím cơ để chơi game, làm việc? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ vấn đề này nhé.
 Nếu như nhìn từ phía bên ngoài, cho dù là bàn phím cơ hay bàn phím thường cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Chúng đều có những thành phần giống nhau như: phần vỏ ngoài, nút bấm, bảng mạch, dây nối với máy tính, dây led, ... Tuy nhiên điểm tạo lên giá trị và sự khác biệt nhất của một chiếc bàn phím cơ đó chính là bộ phận tiếp nhận tín hiệu (switch bấm)
Bộ phận tiếp nhận tín hiệu trên phím cơ - Switch bấm
Bộ phận tiếp nhận tín hiệu trên phím cơ - Switch bấm
 Nếu như trên những chiếc bàn phím thông thường thì ở phía dưới sẽ có một lớp màng cao su, lớp màng cao su này có nhiệm vụ làm "điểm nhận tín hiệu" cho những bàn phím thông thường. Nhưng đối với bàn phím cơ lại khác, ở bàn phím cơ, trên từng phím bấm riêng biệt lại là từng switch khác nhau. Và chính vì điều này nó tạo nên sự khác biệt của bàn phím cơ.
Switch trên bàn phím cơ
Switch bấm trên bàn phím cơ và bàn phím thường
 Như vậy, với switch bấm của bàn phím cơ rất khác, tạo nên nét đặc trưng riêng cho bàn phím cơ. Vậy switch bấm bàn phím cơ được cấu tạo như thế nào? Nó có gì hay ho mà khiến nhiều người muốn sử dụng bàn phím cơ đến như thế? Chúng ta cùng nhìn xuống hình bên dưới để biết được các thành phần cấu tạo của switch bấm trên bàn phím cơ.
Các thành phần cấu tạo nên switch bấm của phím cơ
Các thành phần cấu tạo nên switch bấm của phím cơ
 Một switch bấm trên bàn phím cơ gồm 3 thành phần chính đó là: Vỏ ngoài (Housing) và Stem (phần trụ - có hình màu cam được khoanh tròn ở hình bên trên) và phần lò xo (Spring). Về phần vỏ ngoài (Housing) của switch bấm, nó sẽ được làm bởi 2 thành phần chính đó là Top Housing và Bot Housing. Trên phần Bot Housing sẽ được gắn một miếng đồng để nhận tín hiệu.
Stem và lò so trong switch bấm của bàn phím cơ
Stem và lò so trong switch bấm của bàn phím cơ
 Còn phần Stem (phần trụ), nó có chức năng kết nối phần thân bàn phím cơ với phần switch bấm lại. Khi mà các bạn gõ phím là sẽ nhấn vào phần Stem.
 Thành phần cuối cùng để tạo thành switch bấm đó chính là lò xo (Spring), phần lò xo chính là "bệ đỡ" và nó làm phím nảy lên khi bạn gõ phím. Chỉ cần một chút thay đổi về lực bấm phím là cái lò xo trên switch bấm lại cho chúng ta cảm giác khác nhau. Chính vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại có rất nhiều nhà sản xuất những chiếc switch bấm khác nhau như: hãng Cherry, Gateron, Omron, Topre, Razer, Kaihua, ...
Một số hãng sản xuất switch bấm
Một số hãng sản xuất switch bấm
 Hiện tại, trên bàn phím cơ có rất nhiều tính năng độc đáo mà những chiếc bàn phím thông thường không thể có được. Tính năng đầu tiên mà trên tất cả các bàn phím cơ đều có đó chính là khả năng "Roll Over". Tức là, khi bạn bấm đồng thời nhiều phím thì máy tính vẫn nhận được đầy đủ tín hiệu, ví dụ bạn bấm đồng thời cùng lúc 5 phím trên bàn phím cơ thì máy tính vẫn nhận tín hiệu đầy đủ 5 phím đó. Đây là tính năng rất thuận tiện cho những người sử dụng bàn phím với tốc độ gõ rất nhanh.
 Tính năng thứ 2 mà các bạn thường thấy trên các bàn phím cơ đó là tính năng "Anti Ghosting". Đối với bàn phím thông thường được phủ màng cao su bên dưới, khi sử dụng lâu ngày, bạn bấm phím nọ sẽ nhảy sang phím kia do lớp cao su đã quá kém. Nhưng đối với bàn phím cơ thì sẽ không bao giờ có hiện tượng đó bởi vì từng switch bấm riêng là những công tắc riêng biệt, do đó nó không thể bấm phím này mà nhảy sang phím khác được.
 Ngoài ra, với một số những điều chỉnh nâng cấp đặc biệt của bàn phím cơ so với bàn phím phổ thông thì bàn phím cơ luôn có chất lượng tốt hơn. Chẳng hạn với những chiếc bàn phím cơ cao cấp thì được làm phần vỏ bằng kim loại, nhà sản xuất có thể trang bị những nút bấm phím cứng cáp và bền bỉ hơn, hay những chiếc bàn phím cơ sẽ được trang bị bộ led OGB lấp lánh nhìn rất đẹp.
 Về độ bền thì bàn phím cơ sẽ có tuổi thọ cao nhiều hơn so với những chiếc bàn phím phổ thông thông thường khác. Với những chiếc bàn phím thông thường thì bạn bấm từ 5 đến 10 triệu lần là đã có hiện tượng lạ xảy ra, nhưng với bàn phím cơ thì bạn có thể bấm 50 triệu vẫn không sao. Một số hãng sản xuất phím cơ cao cấp còn tung ra thông số bấm đến 100 triệu lần vẫn không sao.
 Mặt khác, điểm thu hút người dùng thích sở hữu bàn phím cơ đó chính là "cảm giác bấm". Với những bàn phím khác nhau, kèm theo đó là những loại switch bấm khác nhau, các bạn là một người hay phải gõ văn bản hoặc chơi game, ... Thì ở những chiếc bàn phím cơ theo từng phân khúc sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của từng người và đem lại trải nghiệm tốt nhất.


Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc