Những thói quen "chết người" khiến Laptop bị hỏng

 Bằng kinh nghiệm thực tế của một cửa hàng sửa chữa máy tính, phải nói thật là "có nhiều bạn sử dụng laptop không phải dùng mà là phá". Có những chiếc laptop mang đến cửa hàng chúng tôi với vẻ bề ngoài đầy bụi bẩn, bị móp méo, vỡ vỏ, màn hình vỡ, ...
 Rồi có những khách hàng mang laptop đến sửa có nói với chúng tôi là "Anh ơi, máy tính của em tối hôm qua vẫn dùng bình thường mà sao hôm nay bật không lên..!" Chiếc máy laptop đó có hiện tượng cắm sạc vào, sạc đèn đang sáng, bật máy lên đèn tắt ngay và không lên gì. Và các bạn biết không, chiếc laptop đó đã bị chập nguồn. Nguyên nhân chính là do trong quá trình sử dụng, bạn đó đã vô tình làm nước đổ vào laptop, mainboard bị dính nước sẽ gây lên tình trạng chập nguồn.
 Như vậy trong quá trình sử dụng laptop, một số bạn đã có những thói quen rất xấu, những thói quen này vô tình đã làm cho máy tính bị hư hỏng nặng. Và sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng laptop "chuẩn chỉ" nhất
1. Không để đồ ăn, nước uống gần máy tính
 Khi đang làm việc, có đồng nghiệp mời bạn uống một cốc nước, và cốc nước đó được đặt gần chiếc laptop bạn đang sử dụng. Một điều không may đã xảy ra, bằng một cách nào đó nước đã bị đổ vào laptop đang hoạt động. Vậy điều gì sẽ xảy ra? Nếu các bạn "sơ cứu" kịp thời và đúng cách thì có thể chiếc laptop đó không sao. Nhưng ngược lại, nhẹ thì laptop đó sẽ bị liệt bàn phím, nặng thì nó sẽ bị chập cháy khi có nước đổ vào.
Những thói quen "chết người" khiến Laptop bị hỏng
Những thói quen "chết người" khiến Laptop bị hỏng
 Đây là một thói quen "rất xấu". Chính vì vậy khi đang sử dụng laptop, các bạn chú ý không nên để đồ ăn hay nước uống bên cạnh laptop.
2. Không để đồ đạc trên laptop
 Trong quá trình sử dụng laptop, một số bạn hay có thói quen phải nói là "rất xấu". Thói quen đó là "tiện tay để luôn một đồ vật nào đó lên bề mặt laptop", chẳng hạn như: USB, bút, kéo, kẹp giấy, ...
Không để đồ vật lên bề mặt laptop
Không để đồ vật lên bề mặt laptop
 Các bạn biết không? Nếu bạn để đồ vật lên bề mặt laptop như hình bên trên, khi bạn vô tình gập mạnh laptop lại, có những trường hợp màn hình sẽ bị vỡ tan luôn.

3. Hãy tắt máy khi không sử dụng
 Nếu không sử dụng, bạn hãy tắt laptop đi. Có trường hợp, bạn cần phải di chuyển đến chỗ của khách hàng và cầm theo laptop để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, do vội quá, bạn đã không tắt máy mà gập lại luôn rồi cho vào túi xách đi ngay. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu laptop của bạn sử dụng ổ cứng SSD thì sẽ ít rủi ro hơn. Nhưng với những chiếc laptop sử dụng ổ cứng cơ HDD thông thường thì nguy cơ hỏng sẽ rất cao. Bởi vì khi lúc laptop đang chạy, bạn di chuyển sẽ có một độ rung nhất định, mà với những chiếc ổ cứng bằng cơ khi đang chạy mà rung lắc sẽ có nguy cơ hỏng cao và nhanh bị lỗi.
4. Không nên tự ý sửa chữa nếu không biết
 Một điều rất tệ hại mà chúng tôi cần phải nói rõ, khi laptop bị hỏng, một số bạn có lên mạng tìm tòi các video và bài viết hướng dẫn để tự sửa chữa. Nhưng rất buồn là sau khi tự sửa chữa xong thì "lợn lành thành lợn què".
 Các bạn phải hiểu dõ được bản chất và nguyên nhân thì mới tự sửa chữa được. Có trường hợp máy tính bật nguồn vẫn lên nhưng màn hình không lên chỉ là do lỗi "lỏng Ram" và chỉ cầm cắm lại Ram là được. Nhưng bạn lại hiểu sai và đi "chọc ngoáy" vào những linh kiện khác. Như vậy sẽ làm cho máy tính laptop trở lên tệ hơn rất nhiều. Thậm chí có bạn "nghịch" xong mang ra chỗ chúng tôi sửa, và kết quả là chết luôn chipset. Đáng buồn!
5. Một số vấn đề khác
 Không để laptop gần cửa sổ: Một số bạn khi dùng laptop để gần cửa sổ, tối đến đi ngủ, quên không đóng cửa sổ vào. Và rất buồn là đêm hôm đấy trời lại mưa, nước mưa sẽ hắt qua cửa sổ và vào laptop. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thật là tồi tệ khi bật laptop không thấy lên gì.
 Không đặt laptop gần thiết bị có từ tính cao: Nếu bạn để laptop gần các đồ vật, thiết bị có từ tính cao như nam châm chẳng hạn thì laptop của bạn sẽ bị nhiễm từ. Khi laptop bị nhiễm từ nó sẽ ảnh hưởng đến màn hình và ổ cứng. Màn hình thì sẽ bị những vết đa màu như bảy sắc cầu vồng. Còn đối với ổ cứng cơ HDD thì khả năng mất dữ liệu rất cao.
 Bảo trì định kỳ cho laptop: Bạn hãy đem laptop của mình đi bảo trì để nó có độ bền cao nhất. Vậy khi nào cần phải bảo trì máy tính? Đó là khi bạn thấy máy tính laptop của mình nóng bất thường, tản nhiệt có luồng gió ra yếu, ...
 Chú ý, trong quá trình sử dụng laptop các bạn hãy cố gắng cẩn thận nhất có thể như: Bảo quản laptop ở nơi khô ráo khi không sử dụng, khi di chuyển hãy cho laptop vào túi chống sốc, hạn chế va chạm lên bề mặt laptop, ...


Biểu tượng cảm xúcBiểu tượng cảm xúc